Nếu bạn đang trải qua tình trạng điện thoại tự tăng giảm âm lượng, tiếng mở to nhỏ thất thường, mặc dù bạn đã điều chỉnh trong cài đặt nhưng âm thanh liên tục thay đổi độ lớn dù bạn không thao tác gì, hãy cùng mình theo dõi bài viết này để tìm hiểu nguyên nhân, các khắc phục mà bạn có thể làm nhé!
Những dấu hiệu mà bạn dễ nhận thấy nhất khi gặp vấn đề này là âm thanh phát ra rất khó nghe, bị rò và không rõ, đôi khi lúc lớn lúc nhỏ trong khi trước đó bạn vẫn đang nghe với chất lượng âm thanh bình thường. Bạn cũng có thể nhìn thấy thanh điều chỉnh âm lượng hiển thị trên màn hình mặc dù bạn chẳng bấm nút nào cả. Như vậy là lỗi điện thoại tự tăng giảm âm lượng đang diễn ra đấy!
Nguyên nhân điện thoại tự tăng giảm âm lượng
- Chọn nhầm chế độ trên điện thoại
- Sự xung đột giữa các phần mềm trong điện thoại
- Điện thoại đã rơi vào nước hoặc va đập mạnh dẫn đến linh kiện và mạch điện bị chập
- Do sử dụng đã lâu nhưng không vệ sinh kĩ, dẫn đến bụi bẩn bám vào điện thoại
Cách khắc phục lỗi điện thoại tự tăng giảm âm lượng
Đối với điện thoại Android
Tắt nguồn khởi động lại
Sau một thời gian sử dụng đã lâu, điện thoại của bạn đã xử lý quá nhiều tác vụ nên có thể tình trạng xung đột phần mềm xảy ra do vậy, làm máy nóng và ảnh hưởng đến các chức năng khác của máy. Hãy thử tắt nguồn và khởi động lại xem tình trạng còn tiếp diễn không nhé!
Làm sạch loa điện thoại của bạn
Đã nhắc đến âm thanh thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến chính là chiếc loa trên điện thoại của bạn. Trong quá trình sử dụng lâu ngày, không thể nào tránh khỏi tình trạng bị bụi đóng vào các cạnh ở vị trí loa. Âm thanh có thể bị ảnh hưởng bởi loa sẽ không thể hoạt động như ban đầu.
Tiếng loa sẽ nhỏ lại và bị rè, không được trong và vang như bình thường. Bạn cần lưu ý kiểm tra để có thể vệ sinh bụi bẩn thường xuyên bằng tăm bông để tránh tình trạng nặng hơn về sau.
Khôi phục cài đặt gốc
Tình trạng này có thể xảy ra sau khi bạn cài đặt ứng dụng không tương thích với điện thoại hoặc lỡ bấm nhầm cài đặt điều gì đó. Hệ thống bị lỗi dẫn đến tự tăng giảm âm lượng. Mặc dù đã nhanh chóng xoá ứng dụng này khỏi máy hay chỉnh sửa lại cài đặt nhưng lỗi vẫn xảy ra, việc bạn cần làm lúc này là khôi phục cài đặt gốc của máy.
Tìm đến trung tâm bảo hành để sửa chữa
Sau khi đã áp dụng các cách trên mà vẫn không có tác dụng, bạn cần liên hệ với phía trung tâm bảo hành để được hướng dẫn sửa chữa đúng cách, thay vì tự mày mò để tình trạng trở nặng thêm.
Đối với điện thoại iPhone
Ngừng sử dụng hoặc thay đổi ốp lưng mới
Nếu bạn đang dùng ốp lưng cho chiếc iPhone của mình, hãy thử tháo ốp lưng để xem lỗi điện thoại tự tăng giảm âm lượng còn tiếp diễn không nhé! Đôi khi, do ốp lưng quá chặt vào điện thoại nên việc bị kẹt nút âm lượng bên hông máy là hoàn toàn có thể xảy ra.
Kiểm tra với tai nghe dây / Bluetooth
Trong trường hợp bạn gặp lỗi này khi sử dụng tai nghe có dây hoặc tai nghe Bluetooth, hãy kiểm tra thử xem có xung đột gì khi kết nối hay không? Khớp cắm tai nghe đã chặt và đúng chưa?
Đồng thời, kiểm tra thêm tình trạng máy có đang kết nối với thiết bị Bluetooth nào khác không để tránh tình trạng âm thanh đang phát bên thiết bị đó.
Khởi động lại hoặc khôi phục cài đặt gốc trên iPhone
Khi máy đã xử lý quá nhiều tác vụ đẫn đến nóng máy, giật lag, đứng máy và lỗi về điện thoại tự tăng giảm âm lượng, bạn cần phải tắt nguồn và khởi động lại thiết bị.
Nếu đã áp dụng cách trên mà tình trạng vẫn lặp lại, hãy thử đến phương pháp khôi phục cài đặt gốc của máy, để iPhone tự điều chỉnh lại các cài đặt.
Liên hệ trung tâm bảo hành sửa chữa
Cách cuối cùng sau khi đã thử qua toàn bộ hướng giải quyết trên đó chính là mang máy đến trung tâm bảo hành sửa chữa. Việc chuẩn đoán và điều chỉnh lúc này sẽ do chuyên viên kỹ thuật kiểm tra.
Tạm kết
Như vậy là mình đã đưa ra những cách khắc phục, chữa cháy nhanh mà bạn có thể thực hiện thử khi gặp lỗi điện thoại tự tăng giảm âm lượng. Nếu không chắc chắn, bạn hãy mang máy đến trung tâm bảo hành để được tư vấn tốt nhất nhé!
Xem thêm các bài viết Thủ thuật Android, Thủ thuật iPhone.
Theo: CellphoneS
The post Điện thoại bạn tự tăng giảm âm lượng? Đây là cách khắc phục appeared first on Blog Tùng Xêko.