Các thiết bị điện tử thật sự chỉ hoạt động tốt trong khoảng nửa năm sau khi mua? Các dòng Smartphone trên thị trường hiện nay có tuổi thọ quá ngắn nên mới chỉ nửa năm từ khi sử dụng đã trở thành phế liệu? Đâu là câu trả lời cho các vấn đề hóc búa này?
Việc các thiết bị điện tử nói chung, Smartphone nói riêng dễ bị hư hại, hỏng hóc chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng bắt nguồn từ những thói quen xấu khi dùng của chủ nhân thiết bị. Trong bài viết này, hãy cùng Tungxeko tìm hiểu và phòng tránh ngay những thói quen xấu khiến Smartphone của bạn trở thành phế liệu một cách nhanh chóng.
Những thói quen biến Smartphone trở thành “phế liệu” trong một thời gian ngắn
Mua cáp sạc giá rẻ, không rõ nguồn gốc
Một trong những thói quen dễ dẫn đến các ca Smartphone “chết trẻ” nhất chính là việc sử dụng các loại cáp sạc rẻ tiền, không thương hiệu, nguồn gốc. Sạc chính hãng đi kèm các phụ kiện từ nhà sản xuất được thiết kế tự ngắt khi pin đầy 100% còn dây cáp và sạc rẻ tiền mua bên ngoài không được thiết lập chế độ này. Trong thời gian dài sử dụng, bộ sạc Zin bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Song, trên thị trường hiện nay tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, hay vì tiết kiệm một ít chi phí nên thay vì mua sạc chính hãng từ những nơi uy tín thì bạn mua nhầm phải bộ sạc giả, nhái. Nhiều loại cáp trong số này có thể làm hỏng thiết bị vĩnh viễn, hoặc tệ hơn gây nguy cơ hỏa hoạn hoặc điện giật.
Không sử dụng vỏ, ốp lưng bảo vệ thiết bị
Nhiều người dùng yêu thích thiết kế nguyên bản của các dòng Smartphone nên không mang ốp bảo vệ, kể cả ốp trong cho thiết bị. Song, điều này không đáng để mạo hiểm vì đôi khi chỉ cần một va quẹt nhỏ xảy đến Smartphone của bạn sẽ gánh chịu hậu quả ngay cả về giá trị lẫn hiệu năng. Chính vì thế, tốt nhất là bạn nên trang bị ngay một chiếc ốp lưng tốt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các cạnh, đường cong và cả mặt sau của thiết bị. Bên cạnh đó, việc kết hợp với một tấm cường lực bảo vệ màn hình cứng cáp sẽ tăng cường độ an toàn cho thiết bị.
Không định kỳ khởi động lại thiết bị
Sau một thời gian dài hoạt động không được nghỉ ngơi, đồ điện tử nói chung và các dòng Smartphone nói riêng dễ gặp tình trạng xung đột phần mềm, ứng dụng. Chính vì thế hiệu năng sử dụng của thiết bị bạn đang sử dụng sẽ có dấu hiệu giảm đáng kể so với ban đầu. Trong một vài trường hợp, tình trạng trì trệ hiệu năng trên diễn ra gây khó khăn cho người dùng. Để khắc phục bạn hãy định kỳ khởi động lại thiết bị của mình nhé.
Vừa sạc vừa dùng điện thoại
Không quá ngạc nhiên khi vừa sạc vừa dùng điện thoại là “vua” của những thói quen xấu được các nhà sản xuất Smartphone cảnh báo từ trước đến nay. Dù đã được thông tin khá nhiều về những nguy cơ, rủi ro xảy ra cháy nổ thiết bị nhưng đa số người dùng vẫn duy trì thói quen vừa sạc vừa sử dụng một cách vô tình hoặc cố ý. Chất lượng và tuổi thọ pin chiếc Smartphone đó sẽ giảm đi một cách nhanh chóng, đến một thời điểm nào đó, bạn không còn cách nào khác là phải thay pin mới hoặc đổi điện thoại khác. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn về vấn đề vừa sạc vừa dùng điện thoại để tránh cháy nổ hoặc chai pin.
Sạc thiết bị qua đêm
Bên cạnh vừa sạc và dùng điện thoại, việc cắm sạc thiết bị qua đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn sớm phải thay pin cho chiếc điện thoại của mình. Đa phần, các buổi trong ngày bạn đều quay cuồng trong công việc, bài vở,…có vô vàn các lý do bạn không thể nạp điện cho dế yêu của mình. Do đó, buổi tối chính là thời điểm thích hợp nhất để nạp điện cho Smartphone. Cũng vì sự thuận tiện này mà rất nhiều người thường cắm sạc điện thoại trước lúc lên giường đi ngủ cho đến tận sáng hôm sau. Việc cắm sạc trong thời gian quá lâu như thế sẽ làm nóng máy đồng thời gây ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy. Như một hậu quả của việc “ăn quá tải” một cách thường xuyên, pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn đấy nhé!
Sử dụng cạn kiệt Pin
Phần lớn người dùng chưa biết rằng hàm lượng Pin Lithium ion khi ở mức năng lượng thấp sẽ làm giảm tuổi thọ Pin một cách đáng kể. Chính vì thế, chúng ta cần theo dõi lượng Pin còn lại của Smartphone và tiến hành nạp điện, tránh để thiết bị hiển thị cảnh báo “pin yếu” quá thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo: Người dùng chỉ nên xả cạn Pin từ 1 đến 2 lần mỗi tháng để hiệu chỉnh Pin luôn duy trì ở mức tốt nhất.
Dùng điện thoại cả khi máy đang nóng
Nhiệt độ chính là kẻ thù lớn nhất của Smartphone. Có thể bạn chưa biết, các dòng Smartphone đều vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ và thường hoạt động chậm hơn ít nhất 30% khi nhiệt độ thiết bị quá cao hoặc quá thấp chưa kể đến nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép sẽ dễ dẫn đến tình trạng cháy, hỏng hóc linh kiện bên trong. Bởi vậy, bạn nên làm mát Smartphone của bạn một cách thường xuyên, nhất là trong lúc nạp điện để kéo dài tuổi thọ Pin và bảo quản các linh kiện thiết bị được tốt hơn. Các bạn cần chú ý khi mà nhiệt độ quá cao thì bạn lên để cho máy nguội bớt rồi mới sử dụng lại và đặc biệt lưu ý là hạn chế để máy dưới trời nắng hay gần các khu vực có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp nhé.
Không thực hiện tốt bảo mật
Nhiều người dùng đôi khi không quá để ý đến các vấn đề bảo mật điện thoại, đặc biệt là việc cập nhật phần mềm. Những bản nâng cấp hệ điều hành nhằm bảo mật xuất hiện trên điện thoại có vẻ nhàm chán và không khẩn cấp, nhưng chúng có thể bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại và các vấn đề nghiêm trọng khác. Bạn nên đảm bảo cập nhật phần mềm hệ điều hành cũng như các ứng dụng khác đầy đủ vì chúng thường sẽ có các bản khắc phục lỗi cũ và các bản cập nhật bảo mật mới giúp người dùng an toàn tránh khỏi những ứng dụng độc hại.
Chụp ảnh dưới nước hoặc dùng điện thoại liên tục trong môi trường có độ ẩm cao
Trên thực tế, chưa có bất kỳ một thiết bị điện tử nào có thiết kế chống thấm nước 100% trong thời gian dài như các đoạn quảng cáo có thể nói. Một số thiết bị nhất định vẫn có thể chống nước tốt hơn đa số những thiết bị khác trên thị trường. Song, các thiết bị ấy vẫn luôn tồn tại vô vàn các khả năng khiến nước có thể xâm nhập vào bên trong. Chính vì thế, Smartphone của bạn càng tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm nhiều thì thiết bị càng suy giảm khả năng chống nước. Ngay cả khi thiết bị được xếp hạng IP67 hoặc IP68, bạn nên ít sử dụng trong nước để chụp ảnh hoặc sử dụng trong phòng tắm để giải trí vì nó có thể không làm hỏng điện thoại ngay lập tức, nhưng theo thời gian và tiếp xúc nhiều lần, mọi thứ có thể xấu đi.
Tạm kết:
Trên đây là 9 thói quen cần tránh ngay nếu không muốn Smartphone của bạn trở thành phế liệu một cách nhanh chóng được Tungxeko tổng hợp lại. Nếu bạn thấy còn vấn đề nào cần lưu ý đừng ngại chia sẻ với mọi người bằng cách để lại bình luận. Chúc bạn thành công.
Source: Viettel
The post 9 thói quen phải tránh ngay nếu không muốn Smartphone của bạn trở thành “phế liệu” trong tương lai gần appeared first on Blog Tùng Xêko.