Chắc hẳn là, bạn thường xuyên nhầm lẫn giữa cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như không biết làm thế nào để phân biệt hai khái niệm này.
Do đó, bài viết dưới đây Tungxeko sẽ chia sẻ cho bạn về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Và chúng có vai trò như thế nào trong quản trị website nhé!
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) được định nghĩa là một hệ thống quản lý, lưu trữ tất cả các cơ sở dữ liệu. Đây được xem là một hệ thống tự động giúp cho người dùng có thể dễ dàng thao tác, truy vấn, quản lý và chỉnh sửa dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
Có thể nói, cách thức hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là “cầu nối” giữa phần mềm bên thứ ba và hệ điều hành, khi có một yêu cầu nào đó về dữ liệu từ ứng dụng bên ngoài thì DBMS sẽ thực hiện đưa ra dữ liệu cụ thể từ hệ điều hành.
Đặc điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Để cấu thành một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm: Bộ quản lý dự trữ, Bộ xử lý câu hỏi và Bộ quản trị giao dịch. Các bộ phận này sẽ kết hợp nhịp nhàng với nhau để thao tác với các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu khi nhận được yêu cầu từ người dùng. Từ đó, chúng ta có thể biết được một số đặc điểm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu như sau:
- Tính bảo mật cao của hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông qua việc xác định người dùng có được quyền truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông qua tài khoản và mật khẩu.
- Có thể chia sẻ và xử lý dữ liệu cùng lúc cho nhiều người dùng, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng.
- DBMS sẽ quản lý các trao đổi, giao dịch với người dùng luôn đảm bảo theo thuộc tính AICD.
- Có thể tách biệt các chương trình, dữ liệu với nhau.
Chức năng của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Từ đó, có thể thấy hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xử lý, lưu trữ và kiểm soát tất cả những dữ liệu đơn lẻ mang lại hiệu suất cao nhất cho người dùng. Một số chức năng chính mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu mang đến là:
- Tạo ra một môi trường để tạo lập và thao tác với dữ liệu thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: khai báo dữ liệu, định dạng cấu trúc dữ liệu,…
- Không những thế còn giúp cho người dùng cập nhật và khai thác dữ liệu dễ dàng với ngôn ngữ dữ liệu. Có thể dùng ngôn ngữ dữ liệu để thực hiện nhập, xóa ,sửa hay tìm kiếm và truy vấn dữ liệu.
- Dễ dàng thực hiện kiểm soát và điều khiển các truy vấn vào cơ sở dữ liệu của bạn. Với một số quy chuẩn sau: Luôn đảm bảo tính bảo mật và ngăn chặn kịp thời những trường hợp truy cập xấu → Đảm bảo tính nhất quán của các dữ liệu → Xây dựng và tổ chức điều khiển các truy cập vào dữ liệu → Liên tục cập nhật, sửa lỗi và khôi phục các cơ sở dữ liệu kịp thời.
TOP 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay
Với sự phát triển của thời đại công nghệ thì không quá khó để tìm ra những hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được người dùng ưa chuộng hiện nay. Hãy cùng Tungxeko tìm hiểu xem Top 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu hàng đầu có những điểm đặc biệt nào nhé!
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE
Đây có thể xem là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Một điểm mà bạn có thể đánh giá về Oracle đó là tính mạnh mẽ của các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó Oracle luôn liên tục cập nhật những tính năng bảo mật cao cấp cho người dùng. Với bản cập nhật mới nhất, Oracle đã áp dụng mô hình quản lý dữ liệu đám mây giúp cho người dùng có thể lưu trữ hàng tỷ bản Record vô cùng tiện lợi. Oracle hiện nay có đa dạng các phiên bản từ miễn phí cho đến trả phí.
Một trong số nhược điểm của Oracle đó là hệ thống phức tạp và chiếm khá nhiều tài nguyên máy khi bạn cài đặt. Do đó, hãy đảm bảo máy tính của bạn đã được nâng cấp phần cứng trước khi sử dụng Oracle nhé!
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Đây có thể nói là một trong số những hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều lượt cài đặt nhất và phổ biến nhất đối với các đối tượng hoạt động trên ứng dụng website. MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do có mã nguồn mở, chính vì thể mang lại tính linh hoạt và có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Không những thế MySQL luôn được chú trọng về tốc độ truy cập và tính bảo mật cao thông qua cơ chế phân quyền người sử dụng riêng.
Khác với Oracle, MySQL có giao diện vô cùng dễ dàng thao tác cho người dùng và đặc biệt MySQL sẽ không hao hụt quá nhiều tài nguyên của bạn khi sử dụng nên hoàn toàn có thể thao tác trên các dữ liệu lớn. Hiện nay, MySQL có 2 bản: Miễn phí – MySQL Community Server và có phí – Enterprise Server.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
SQL Server hay còn được gọi là Microsoft SQL Server, hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được biết đến với tính ổn định và khả năng truy cập cực kỳ nhanh chóng. Không những thế SQL server còn có thể hoạt động trên một hoặc nhiều máy dùng chung mạng từ đó cắt giảm chi phí một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, SQL sẽ không chiếm dụng quá nhiều tài nguyên của bạn nhờ vào việc hoạt động dựa trên Server Cloud và Server cục bộ.
Đặc biệt, vì đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu được phát triển bởi Microsoft do đó, SQL Server chỉ có thể hoạt động tốt nhất với hệ điều hành Windows. Hiện nay, SQL Server cũng cung cấp đa dạng các phiên bản trả phí dành cho doanh nghiệp nhỏ vừa đến các doanh nghiệp lớn, cao cấp cần lưu trữ một lượng lớn cơ sở dữ liệu với tính bảo mật cao.
Tạm kết
Qua bài viết trên, Tungxeko đã mách bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu và một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu những dữ liệu, thông tin liên quan đến Database Management System. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Source: Viettel
The post Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Phân biệt TOP 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay appeared first on Blog Tùng Xêko.