Để kinh doanh online, các doanh nghiệp thường không chỉ kinh doanh trên các kênh mạng xã hội mà còn bán hàng trên các website. Và một website gây ấn tượng cho khách hàng luôn là những website có tên miền ngắn gọn, dễ nhớ. Vậy bạn có tò mò tên miền hay Domain là gì? Và chúng hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp?
Để giải đáp thắc mắc vấn đề trên, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu khái niệm Domain là gì?
Tên miền hay Domain là địa chỉ của một trang web giúp định vị và điều hướng người dùng đến website của doanh nghiệp. Domain thường mang những dấu hiệu riêng của doanh nghiệp như tên, đặc điểm, sản phẩm… nhằm giúp người dùng dễ nhớ và dễ phân biệt các doanh nghiệp với nhau.
Tên miền thường có hai phần:
- Đầu tiên là tên trang web, ví dụ như elegantshirt, vinamilk… Phần tên trang web thường được đặt theo thương hiệu của doanh nghiệp, ví dụ công ty sữa Vinamilk đặt trên trang web là vinamilk.com.
- Thứ hai là phần mở rộng ví dụ: .com, .edu, .gov… Phần mở rộng có ý nghĩa là xác định lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, ví dụ .com thường được dùng trong những doanh nghiệp kinh doanh.
Domain Name hoạt động như thế nào?
Như đã chia sẻ ở trên, Domain là địa chỉ của một trang web cụ thể, do đó khi bạn nhập tên miền của một doanh nghiệp vào thanh tìm kiếm, Google sẽ đưa bạn đến đúng trang web tương ứng với tên miền bạn vừa nhập.
Như vậy, Domain Nme hay tên miền được coi như là địa chỉ một ngôi nhà, thay vì phải mô tả ngôi nhà bạn cần đến một cách dài dòng thì bạn chỉ cần nhập tên nhà, số đường, khu vực ngôi nhà vào để tìm kiếm.
Tên miền được chia ra làm 3 cấp theo các thứ tự sau:
- Tên miền cấp 1: Nhằm để phân biệt các trang web trong các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới. Ví dụ: .vn (Việt Nam), .asia (Châu Á)…
- Tên miền cấp 2: Nhằm phân biệt các ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau trong một quốc gia. Ví dụ: .com (kinh doanh), .edu (giáo dục), .gov (Chính phủ)…
- Tên miền cấp 3: Bao gồm cả 2 tên miền cấp 1 và cấp 2. Ví dụ: .com.vn, .edu.vn…
Các tiêu chí chọn tên miền cho doanh nghiệp
Phải nói là những tên miền ngắn gọn, dễ nhớ luôn là lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp. Để chọn ra một tên miền hay và hiệu quả, bạn hãy tham khảo các tiêu chí chọn Domain Name dưới đây nhé:
- Chọn tên miền ngắn, quen thuộc với khách hàng hoặc chọn tên miền cực kỳ khác lạ nhưng có khả năng gây ấn tượng mạnh.
- Không nên đặt các ký tự đặc biệt vào doanh nghiệp.
- Đặt tên miền theo đặc điểm hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chọn những đuôi miền quen thuộc như .com, .edu…
- Thêm các từ gây chú ý như độc, hot, lạ, mới…
Hệ thống Domain Network trong quản lý doanh nghiệp
Để quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng như tên miền một cách hiệu quả, một hệ thống Domain là cực kỳ cần thiết. Trước đây, các mô hình Workgroup có thể đã khá hiệu quả nhưng lại có nhược điểm là bảo mật kém, để cải thiện điểm trừ đó các doanh nghiệp hiện nay đã chuyển đổi sang hệ thống Domain Network với các ưu điểm sau đây:
- Quản lý tập trung toàn bộ hệ thống.
- Có tính linh hoạt, khả năng co giãn cao.
- Tính bảo mật cao nhờ cơ chế Single Set of Credential
- Quản lý dựa trên cơ chế Policy.
- Tận dụng được cơ chế Replication nhờ Application tích hợp trong AD Database.
Tạm Kết
Hy vọng với bài viết giới thiệu Domain là gì trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ các kiến thức cơ bản về tên miền của doanh nghiệp. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!
Source: Viettel
The post Giải đáp nỗi băn khoăn về domain là gì? Domain name system hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp? appeared first on Blog Tùng Xêko.